evolution tài xỉu online uy tín tvlink | Click để nhập và nhận 308K

Cao Thị Hiền

Người dưới 18 tuổi gây rối trật tự công cộng xử lý thế nào?

Người dưới 18 tuổi là đối tượng có sự thay đổi nhiều về tâm sinh lý, với mong muốn thể hiện bản thân, nhiều người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này, gia đình, nhà trường, xã hội cần có sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng này. Pháp luật hiện hành có những quy định về việc xử lý người dưới 18 tuổi khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Bài viết dưới đây của evolution tài xỉu online uy tín tvlink sẽ cung cấp nội dung pháp lý liên quan đến việc người dưới 18 tuổi gây rối trật tự công cộng bị xử lý thế nào?

1. Thế nào là gây rối trật tự công cộng? 

Gây rối trật tự công cộng được hiểu là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, thậm chí có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Hành vi gây rối trật tự công cộng có thể là xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, tài sản của con người. Hành vi gây rối trật tự công cộng có thể được biểu hiện cụ thể như sau:

  • Cử chỉ, lời nói thiếu văn hóa, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một hoặc nhiều người;

  • Có hành vi tụ tập, hò hét, đua xe trái phép; ẩu đả, đánh nhau ở nơi công cộng...

  • Có hành vi hành hung người làm nhiệm vụ hoặc người tự nguyện tham gia bảo vệ trật tự nơi công cộng;

  • Có hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị ở nơi công cộng;

2. Người dưới 18 tuổi gây rối trật tự công cộng bị xử lý thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính đối với người dưới 18 tuổi gây rối trật tự công cộng

Căn cứ khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020 quy định về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi như sau: “3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền. Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.”

Căn cứ Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm trật tự công cộng như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;...

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;

b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng

...

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;...

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương.”

Như vậy, người dưới 18 tuổi có hành vi gây rối trật tự công cộng thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm sẽ có những hình thức xử phạt tương ứng. Ngoài ra, người dưới 18 tuổi gây rối trật tự công cộng còn phải áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả do lỗi của hành vi vi phạm đó. 

Chế tài hình sự đối với người dưới 18 tuổi gây rối trật tự công cộng

Khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.”

Điều 318 Bộ luật hình sự quy định về tội gây rối trật tự công cộng như sau:

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Như vậy, nếu người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đăng ký tư vấn