Quan hệ nhân thân là gì theo quy định?
1. Quan hệ nhân thân là gì?
Về khái niệm quan hệ nhân thân, hiện nay trong pháp luật thực định hay trong các công trình nghiên cứu khoa học chưa có một định nghĩ thống nhất về quan hệ nhân thân. Quan điểm trong bài viết được tiếp cận dưới góc nhìn quan điểm của evolution tài xỉu online uy tín tvlink như sau:
Nhân thân là những gì gắn với mỗi con người, không thể tách rời và cũng không thể chuyển cho người khác. Ví dụ như tên gọi, danh dự, nhân phẩm, lý lịch, quốc tịch,...
Theo đó, quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân hay các tổ chức. Quan hệ nhân thân hướng tới những giá trị tinh thần không thể định giá hay cân đong đo đếm. Trong trường hợp, nếu vi phạm các quan hệ về nhân thân thì sẽ áp dụng các biện pháp khác nhằm phục hồi lại tình trạng ban đầu (công nhận quyền tác giả; công khai xin lỗi; cải chính,...)
Quan hệ nhân thân phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật – là các quy định về quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự, cùng với các sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể. Hiện nay, uan hệ nhân thân được pháp luật dân sự hiện hành quy định và được cụ thể hóa bởi các quyền nhân thân. Đây chính là cơ sở, là căn cứ để đề ra quyền và nghĩa vụ của cá nhân hay các tổ chức đối với vấn về quan hệ nhân thân trong đời sống.
2. Đặc điểm của quan hệ nhân thân
- Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác.
Mỗi một chủ thể mang một giá trị nhân thân đặc trưng, do đó, quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định. Theo đó, quyền nhân thân của mỗi cá nhân chỉ do chính cá nhân đó có quyền thực hiện hoặc do người đại diện của họ thực hiện trong một số trường hợp do pháp luật quy định. Ví dụ: quyền xác định giới tính, quyền kết hôn...
- Quan hệ nhân thân không có giá trị kinh tế, không tính được thành tiền, không có sự đền bù ngang giá.
Đối tượng của quan hệ nhân thân là những giá trị tinh thần, do đó nó không biểu hiện bằng vật chất, không quy đổi được thành tiền. Giá trị tinh thần và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Do vậy, quyền nhân thân không thể bị định đoạt hay mang ra chuyển nhượng cho người khác.
- Quyền nhân thân phát sinh từ tinh thần và trí tuệ của các chủ thể
- Quyền nhân thân được chia làm hai loại:
+ Quyền nhân thân không liên quan đến tài sản như: họ tên, danh dự, nhân phẩm, uy tín,...của cá nhân hay tổ chức
+ Quyền nhân thân có liên quan đến tài sản như: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp , phát minh, sáng chế,...
3. Quy định pháp luật về quan hệ nhân thân
Nhìn chung, các quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự có phạm vi rộng và đa dạng, liên quan đến mối quan hệ giữa cá nhân với các cá nhân, tổ chức và giữa cá nhân với Nhà nước. Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận các quyền nhân thân của cá nhân nhằm xác định tư cách của chủ thể trong quan hệ dân sự (như quyền về họ, tên, dân tộc, nơi cư trú..) và có tính đặc thù trong quan hệ dân sự, chưa được quy định cụ thể trong Hiến pháp (quyền được khai sinh, khai tử,..) hoặc dễ bị phân biệt đối xử do các định kiến xã hội (quyền xác định lại giới tính)....
Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận quyền nhân thân của cá nhân từ Điều 26 đến Điều 39, bao gồm một số quyền như sau:
- Quyền thay đổi họ, tên
- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
- Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
- Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
- Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
- Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
- ...
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất