Một bên chỉ đồng ý ly thân chứ không chịu ly hôn làm thế nào
Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink . Với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Đầu tiên, hai vợ chồng bạn chỉ mới ly thân mà chưa ly hôn, thì trên phương diện pháp lý thì hai người vẫn là vợ chồng hợp pháp. Bạn phải ly hôn mới chấm dứt được quan hệ vợ chồng này.
Bạn có đặt vấn đề ly hôn nhiều lần nhưng vợ bạn không đồng ý, trường hợp này bạn vẫn có thể ly hôn đơn phương (Ly hôn theo yêu cầu của một bên). Vì theo Điều 51 Luật hôn nhân gia đình, khi một bên không đồng ý ly hôn thì bên còn lại vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Thủ tục đơn phương ly hôn gồm các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện ly hôn
Vợ hoặc chồng (nguyên đơn) nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc.
Lưu ý: nếu vợ/chồng hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì phải nộp đơn tại tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Thông báo thụ lý giải quyết
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án
Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án (Nếu tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh).
Bước 4: Thụ lý tiến hành giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung
Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.
Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau:
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa án);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
- CMND/CCCD/hộ chiếu của hai vợ chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực - nếu có);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);
- Các tài liệu, giấy tờ chứng minh về các khoản nợ, nghĩa vụ vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (bản sao);
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Đối với trường hợp của bạn, vợ bạn đã cầm một số giấy tờ là Giấy đăng ký kết hôn và Giấy khai sinh của hai con nên bạn hiện đang không có các giấy tờ này để bổ sung vào hồ sơ ly hôn. Vì đây là hai loại giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ ly hôn nên nếu bạn không giữ thì phải xin trích lục bản sao, cụ thể:
+ Đối với Giấy đăng ký kết hôn thì bạn cần đến UBND cấp xã trước đây hai người đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao (thường là UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên, nơi cư trú gồm nơi thường trú và nơi tạm trú).
+ Đối với giấy khai sinh thì bạn cần đến UBND cấp xã nơi bạn đăng ký khai sinh cho hai con trước đây để xin cấp bản sao (thường là UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ).
Khi liên hệ với các cơ quan trên để xin trích lục bản sao, bạn có thể nói rõ lý do xin cấp là vì bạn muốn ly hôn nhưng vợ bạn giữ hết giấy tờ để được hỗ trợ. Nếu vẫn còn thiếu giấy tờ nào đó như bản sao chứng thực CCCD của người vợ mà không bổ sung được thì bạn vẫn có thể nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn cho tòa án, khi nộp bạn trình bày rõ lý do không bổ sung được với tòa án để tòa thụ lý hồ sơ, trong quá trình thụ lý và giải quyết tòa án sẽ yêu cầu người vợ bổ sung sau.
Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn là từ 4 đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Về án phí dân sự sơ thẩm: bạn là người khởi kiện nên sẽ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu ly hôn là 300.000 đồng nếu không tranh chấp về tài sản (được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp). Nếu có yêu cầu chia tài sản chung thì mỗi bên sẽ chịu một phần án phí dựa theo tỷ lệ được chia.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất